Trung Quốc – “tham ăn thì dại ở” - TIN TỨC MUA BÁN TỔ YẾN SÀO - THỊ TRƯỜNG TỔ YẾN SÀO BÌNH DƯƠNG

Breaking

TIN TỨC MUA BÁN TỔ YẾN SÀO - THỊ TRƯỜNG TỔ YẾN SÀO BÌNH DƯƠNG

GIÁ TỔ YẾN SÀO - NHẶT LÔNG YẾN SÀO - CHẾ BIẾN YẾN SÀO - XÂY NHÀ NUÔI CHIM YẾN

Subscribe Us

test banner

Post Top Ad

Responsive Ads Here

Post Top Ad

Responsive Ads Here

3.6.14

Trung Quốc – “tham ăn thì dại ở”

(Phản đối Trung Quốc xâm lược) - Tình cờ đọc được chia sẻ rất hay của bạn Cao Phong viết: “Một lần lên tàu điện chen chúc, đồ nghề lỉnh kỉnh. May quá, có một anh thanh niên nhường chỗ. Cảm ơn anh này xong, toan hạ đồ và chuẩn bị ngồi xuống thì một bác người Nhật râu ria, đeo kính, trông cũng đẹp lão, ngồi bên cạnh nói có vẻ khó chịu: “Anh là người Trung Quốc hả? Phải nói ‘xin thất lễ’ rồi mới được ngồi chứ!”.

Đang mệt nhưng vẫn phải trả lời rành rọt: “Tôi không phải người Trung Quốc. Tôi là người Việt Nam. Rất xin lỗi vì đã làm phiền bác.”
Tự dưng bác này đổi giọng, cười khá tươi: “Cậu là người Việt Nam à! Vậy mà tớ cứ tưởng… Tớ là một fan hâm mộ của Việt Nam”. Mọi người trên toa đổ dồn ánh mắt vào hai người “hành tinh khác”.
Bác râu ria nói chuyện tiếp: “Tớ ghét tụi Trung Quốc lắm. Vô ơn! Nước Nhật đổ bao tiền của đầu tư vào Trung Quốc nhưng chẳng đi đến đâu cả. Cứ đem chuyện quá khứ ra bới móc.” Và rồi câu chuyện biển đảo ùa về rộn ràng một góc. Bác ấy ngưỡng mộ Việt Nam vì đã đánh thắng nhiều anh to xác. Những ánh mắt trên khoang tàu không ngừng nhìn về phía hai người. Trong đám đông đó, không chừng có người Trung Quốc…
Mẩu chuyện trên khiến người viết liên tưởng đến hình ảnh một Trung Quốc đơn độc trước diễn đàn Shangri-La 13 hôm 30/5 vừa qua.
Tại Shangri-la, ông Vương Quán Trung - Phó Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng Trung Quốc đều né tránh hoặc trả lời lòng vòng những câu hỏi về cơ sở pháp lý của đường 9 đoạn hay hành động ngang ngược của Trung Quốc đối với Việt Nam trong tháng 5/2014.
Tại Shangri-la, ông Vương Quán Trung - Phó Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng Trung Quốc đều né tránh hoặc trả lời lòng vòng những câu hỏi về cơ sở pháp lý của đường 9 đoạn hay hành động ngang ngược của Trung Quốc đối với Việt Nam trong tháng 5/2014.
Trong bài phát biểu dẫn đề hôm 30/5, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã lên án các hành vi của Trung Quốc, đồng thời vạch ra kế hoạch tăng cường vai trò mạnh mẽ của quân đội Nhật Bản trong giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở khu vực. Ông cũng đưa ra đề nghị cung cấp tàu tuần duyên cho các nước láng giềng trong đó có Việt Nam để nâng cao năng lực đối phó với các chiến thuật gây hấn của Bắc Kinh.
Tiếp đó, trong bài phát biểu của mình tại diễn đàn, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Hagel cũng đã cáo buộc Trung Quốc “gây mất ổn định, hành động đơn phương khẳng định các yêu sách chủ quyền ở Biển Đông”. Ông cảnh báo nước Mỹ sẽ không làm ngơ trước những hành vi vi phạm luật pháp quốc tế.
Nước Mỹ sẽ không ngoảnh mặt đi khi có các quốc gia cố tình phớt lờ các quy tắc và luật pháp quốc tế”, người đứng đầu ngành quốc phòng Mỹ nói.
Những phát biểu của Thủ tướng Abe và Bộ trưởng Hagel được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc đơn phương hạ đặt và di chuyển trái phép giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981) trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ở Biển Đông. Không chỉ thế, nước này còn thường xuyên cử hơn 100 tàu và máy bay tới bảo vệ xung quanh khu vực giàn khoan, ngang nhiên đâm va, tấn công các tàu chấp pháp của Việt Nam và đâm chìm một tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi.
Ở vùng biển tranh chấp với Philippines, Trung Quốc cũng cử các tàu thường xuyên tới xâm phạm ở khu vực bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham.
Còn ở biển Hoa Đông, Trung Quốc đơn phương thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) chồng lấn lên các vùng ADIZ của Nhật Bản và Hàn Quốc.
Điều này lý giải tại sao Trung Quốc đã phải liên tiếp “chịu trận” trước những lời chỉ trích không chỉ của các nước liên quan như Nhật Bản, Philippines và Việt Nam, mà còn của các nước khác như Mỹ, Malaysia, Singapore, Anh, Pháp, Úc,…
Dù trong các phát biểu của mình, các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn nói rằng nước này đang trỗi dậy hòa bình và sẵn sàng hợp tác với các nước vì hòa bình và ổn định trong khu vực. Tuy nhiên, những lời lẽ “tốt đẹp” của họ đã không thuyết phục được 400 đại biểu là học giả, nhà ngoại giao, quân sự đến từ hơn 30 quốc gia. Có đến gần 80% trong tổng số hơn 20 câu hỏi mà các đại biểu đặt ra cho Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Vương Quán Trung trong phiên thảo luận là “đá nhọn” hướng vào nước này.
Các quan chức quốc phòng (tính từ trái sang phải): Mỹ ( ông Chuck Hagel), Nhật Bản (ông Itsunori Onodera) và Úc (ông David Johnston) đều bày tỏ lo ngại về những hành động đơn phương của Trung Quốc trong thời gian vừa qua. (Ảnh: Reuters)
Các quan chức quốc phòng (tính từ trái sang phải): Mỹ ( ông Chuck Hagel), Nhật Bản (ông Itsunori Onodera) và Úc (ông David Johnston) đều bày tỏ lo ngại về những hành động đơn phương của Trung Quốc trong thời gian vừa qua. (Ảnh: Reuters)
Các đại biểu đã yêu cầu ông Vương Quán Trung giải thích về tuyên bố chủ quyền “đường lưỡi bò”; chứng minh cáo buộc của Bắc Kinh rằng Việt Nam “gây hấn và uy hiếp” giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981); giải thích việc Trung Quốc không chấp nhận Công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS 1982) mà chính nước này đã phê chuẩn; không chấp nhận ra tòa trọng tài để giải quyết các tranh chấp; hay né tránh việc đi đến Bộ quy tắc ứng xử biển Đông… Thậm chí, có đại biểu còn đặt câu hỏi vì sao Trung Quốc không có đồng minh?.
Về phía Trung Quốc, Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Vương Quán Trung dành khá nhiều thời gian để cáo buộc Mỹ và Nhật Bản đã phối hợp khiêu khích Bắc Kinh tại Đối thoại Shangri-La 13. Điều thú vị là Mỹ, Nhật Bản vẫn tỏ ra lạnh lùng, tỉnh bơ, có vẻ như coi Trung Quốc la lối, cay cú, tức giận là chuyện đương nhiên và tỏ vẻ thích thú.
Việt Nam có câu: “Tham ăn thì dại ở”. Trung Quốc cần phải nhớ rõ những câu châm ngôn này nếu như họ không muốn rơi lại vào tình cảnh bẽ bàng như ở Đối thoại Shangri-La 13. “Nhân nào, quả ấy” âu là lẽ thường.

Bạch Dương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Top Ad

Responsive Ads Here